Thành phố Thủ Đức được kỳ vọng sẽ trở thành khu vực hạt nhân dẫn dắt nền kinh tế của TP.HCM. Mũi nhọn là ngành kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của thành phố và vùng Đông Nam Bộ.
1. Thành phố Thủ Đức thành lập
Vào ngày 24/7, Hội nghị lần thứ 43 BCH Đảng bộ TP.HCM khóa X (2015 – 2020) đã bế mạc. Các đại biểu đã làm việc và biểu quyết thông qua nội dung nghị quyết hội nghị. Trong đó, có phần nội dung đề xuất tạm lấy tên “Thành phố Thủ Đức” được gọi cho khu Đông để trình Quốc hội thông qua.
2. Thành phố thủ đức trực thuộc tp.hcm
3. Quy hoạch thành phố Thủ Đức
Bà Văn Thị Bạch Tuyết – Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM nêu ý kiến: “Tên gọi TP Thủ Đức đã gắn liền với quá trình lịch sử, văn hóa của quận 2, quận 9 và Thủ Đức.”
Bí thư Thành ủy TP.HCM – ông Nguyễn Thiện Nhân phát biểu về đề án quy hoạch xây dựng thành phố phía Đông như sau: “Diện tích hơn 22.000 ha, dân số hơn 1,1 triệu. Định hướng phát triển là đô thị sáng tạo, tương tác cao của thành phố. Với các trụ cột có sẵn là: Khu công nghệ cao quận 9; Đại học Quốc gia TP.HCM tại quận Thủ Đức và Khu đô thị mới Thủ Thiêm quận 2. Khả năng sẽ đóng góp 1/3 ngân sách cho nền kinh tế của TP.HCM. Đơn vị hành chính này được sát nhập từ 3 quận là: quận 2, quận 9 và Thủ Đức phải là được gọi thành phố, chứ không thể là quận”.
4. Thành lập thành phố Thủ Đức
Thành lập thành phố Thủ Đức trực thuộc TP.HCM sẽ tận dụng được lợi thế riêng của từng quận. Hình thành động lực mới phát triển chung cho toàn TP.HCM. Trong thời gian vừa qua quận 2, quận 9 và Thủ Đức đều có mức tăng trưởng rất ấn tượng. Hạ tầng giao thông kết nối được chú trọng đầu tư mạnh mẽ. Định hướng là thành phố hạt nhân ứng dụng công nghệ cao của cả nước.
5. Bản đồ Thành phố Thủ Đức được sát nhập từ 3 quận.
Trong phần thảo luận tại hội nghị, các đại biểu bày tỏ quan điểm đồng tình việc thành lập thành phố trong lòng thành phố. Tên gọi chính thức của thành phố mới sẽ được thống nhất sau khi Đề án được Quốc hội thông qua. Nghị quyết thống nhất sẽ tạm thời lấy tên gọi là “Thành phố Thủ Đức“.
6. Những thế mạnh của thành phố Thủ Đức
Thành phố Thủ Đức có nhiều thế mạnh vượt trội, đây là tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho toàn TP.HCM.
Thứ 1: Vị trí địa lý là trung tâm miền Đông Nam Bộ, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển một cách đồng bộ. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giao thông và tăng cường hợp tác kinh tế với các khu vực lân cận. Các công trình giao thông trọng điểm, là xương sống của nền kinh tế như:
- Tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên dự kiến được đi vào hoạt động từ cuối năm 2021.
- Đường Vành đai 3 (Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch) đang được bàn giao mặt bằng và thi công một số đoạn.
- Mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, QL1A, QL1K, Xa lộ Hà Nội, đường Vành đai 2…
- Những tuyến giao thông đường thủy trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai cũng được đầu tư phát triển.
Ngoài ra, thành phố Thủ Đức có vị trí rất thuận lợi để phát triển ngành hậu cần logistics. Điều phối vận chuyển hàng hóa, đa dạng phương thức vận chuyển.
Thứ 2: Hệ sinh thái khởi nghiệp đã hình thành và phát triển mạnh mẽ với sự tham gia từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Quy hoạch mang tính tập trung tại khu công nghệ cao quận 9 và làng Đại học Quốc gia Thủ Đức sẽ là chủ đạo. Đóng vai trò thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo cho TP. Thủ Đức trong tương lai.
Thứ 3: Khu vực này đã hình thành một số phân khu chức năng hiện hữu: khu đô thị Thủ Thiêm (chức năng thương mại – tài chính quốc tế); Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc.
Với những ưu điểm nổi trội kể trên, đây sẽ là lợi thế cạnh tranh có thể giúp khu Đông – TP. Thủ Đức trở nên khác biệt với các đô thị trong vùng.
Chiều ngày 9/12, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết thành lập TP Thủ Đức thuộc TP.HCM với tỷ lệ tán thành là 100%. Nghị quyết được đưa ra dựa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 3 quận gồm: Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức. Nghị quyết sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021.
7. Lễ công bố thành lập Thành phố Thủ Đức ngày 31/12
TP.HCM sẽ tổ chức Lễ công bố thành lập Thành phố Thủ Đức vào ngày 31/12/2021 theo Nghị quyết 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Để chuẩn bị cho bộ máy chính quyền của Thành phố Thủ Đức,.TP.HCM đã đề xuất các cơ quan TW xem xét thêm về số lượng phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức có tối đa là 4 người. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP Thủ Đức không quá 13 phòng. Số lượng phó phòng bình quân là 3 người/phòng.